![]() |
Giáo viên Trung tâm GDTX huyện Đắk Song tố giám đốc ép giáo viên làm giả học bạ |
Theo phản ánh của cô giáo N.T.S.H, từ năm học 2013-2014, ông Phạm Thái Hòa bắt đầu chỉ đạo các giáo viên ký khống điểm, làm giả học bạ để hợp thức hóa cho nhiều học viên.
Thắc mắc không được ông giám đốc giải thích thỏa đáng, thậm chí còn bị đưa vào “tầm ngắm”, chèn ép...
“Vẫn biết ký khống hồ sơ, làm giả học bạ là vi phạm pháp luật nhưng giáo viên chúng tôi không đủ sức phản kháng, ai không ký sẽ bị trù dập. Vì muốn yên chuyện nên chúng tôi đành phải ký” – giáo viên H. phản ánh.
Tương tự, giáo viên P.T.L.K cho biết, bản thân bị lãnh đạo ép cho điểm khống vào học bạ mà chưa một lần gặp mặt các học viên. Nếu giáo viên nào phản đối, không chấp hành thì liền bị trù dập nên đành phải nhắm mắt làm theo.
“Gần đây có thông tin về tinh giản biên chế, nắm tâm lý giáo viên nên lãnh đạo trung tâm càng làm tới ép giáo viên ký khống để làm giả học bạ. Dù đã chấp hành chỉ đạo, nhưng nhiều giáo viên vẫn bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, đưa vào danh sánh tinh giảm biên chế. Vì thấy bất công nên giáo viên đã khiếu kiện”- cô K. cho hay.
Trao đổi với giáo viên Trần Thị H., cô thừa nhận có tham gia vào việc cho điểm bộ môn, làm giả học bạ nhưng tất cả đều theo chỉ đạo của giám đốc trung tâm.
“Trước đây, khi tham gia làm giả học bạ, tất cả giáo viên đều vui vẻ, không thấy ai phản đối gì. Tuy nhiên, thời gian gần đây cũng có một vài ý kiến không đồng tình nên tôi cũng không muốn làm, nhưng vì cấp trên chỉ đạo buộc tôi phải thực hiện theo” – cô Hiền phân trần.
Giáo viên khẳng định: Điểm số, chữ ký đều giả
Tìm hiểu thì được biết, nhiều học bạ giả được hợp thức hóa hoặc giả mạo một cách tinh vi với đầy đủ điểm số các môn học, thời gian khai giảng và kết thúc từng năm học, chữ ký xác nhận của giáo viên bộ môn, lời nhận xét và chữ ký của giáo viên chủ nhiệm và có con dấu của Trung tâm GDTX huyện Đắk Song.
Tuy nhiên, khi đối chiếu các học bạ giả với danh tuyển sinh do Sở GD-ĐT Đắk Nông phê duyệt và danh sách lớp học từng năm học tại Trung tâm GDTX huyện thì dễ dàng phát hiện ra sai phạm.
Đơn cử, hồ sơ học bạ lớp 10 năm học 2013-2014 của học viên Ph.T.H.Y có điểm môn Ngữ văn trung bình cả năm là 6.1 và chữ ký giáo viên chủ nhiệm. Qua đối chiếu với danh sách tuyển sinh do Sở GDĐT Đắk Nông phê duyệt và danh sách lớp học năm học 2013-2014 của Trung tâm GDTX Đắk Song không hề có tên học viên này.
Làm việc với giáo viên chủ nhiệm thì cô khẳng định, từ trước năm học 2013-2014 đã chuyển về công tác tại Trung tâm GDTX huyện Đắk Mil nên không có dạy học viên nào tên Ph.T.H.Y.
![]() |
Cô Huỳnh Thị Kim Duyên khẳng định điểm số và chữ ký trong học bạ này là giả mạo. |
Do vậy, điểm môn Ngữ văn và chữ ký mang tên Huỳnh Thị Kim Duyên trong học bạ của Ph.T.H.Y là giả mạo.
Giám đốc trung tâm nói gì?
Giải thích về những “học bạ lạ” trên, ông Phạm Thái Hòa (giám đốc Trung tâm GDTX Đắk Song) cho rằng, do các học viên nói trên bị mất học bạ các năm học lớp 10 và 11 nên ông đã chỉ đạo các giáo viên làm học bạ để giúp các em có đầy đủ hồ sơ học tập, tạo thuận lợi cho việc thi cử, công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng về sau.
Ông Hòa thừa nhận đã chỉ đạo giáo viên cho điểm môn học, ký giả mạo chữ ký và viết tên cô Duyên vào học bạ khi cô này đã chuyển công tác.
Ông Hòa không thừa nhận sai phạm mà cho rằng, việc hoàn thiện hồ sơ học bạ cho các học viên là căn cứ vào văn bản hướng dẫn cụ thể của Sở GD-ĐT Đắk Nông chứ không phải trung tâm làm tùy tiên.
Văn bản ông Hòa trưng ra đó là công văn số 1128/SGD&ĐT-GDTXCN ngày 7/7/2015 của Sở GD-ĐT Đắk Nông về việc hướng dẫn tuyển sinh và tổ chức lớp học đối với các Trung tâm GDTX.
Qua tìm hiểu, toàn bộ công văn trên chỉ hướng dẫn về công tác tổ chức tuyển sinh và tổ chức lớp học chứ không có nội dung nào đề cập đến việc hợp thức hóa hoặc làm giả học bạ cho học viên như ông Hòa nói.
Mặt khác, theo quy định, danh sách học viên của các Trung tâm GDTX phải được Sở GD-ĐT phê duyệt vào đầu năm học. Tuy nhiên, tất cả các học viên được ông Hòa chỉ đạo làm giả học bạ đều không có tên trong danh sách tuyển sinh do Sở phê duyệt.
Như vậy, việc làm sai trái của ông Phạm Thái Hòa diễn ra công khai trong thời gian dài khiến nhiều giáo viên bức xúc khiếu kiện?
60 suất học bổng với tổng giá trị 669 triệu đồng đã được Acecook Việt Nam dành tặng cho sinh viên tiêu biểu thuộc 6 trường đại học tại Hà Nội và TP.HCM. Tiêu chí lựa chọn của đơn vị trao học bổng dựa trên thành tích học tập xuất sắc và tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, cộng đồng.
![]() |
Lễ trao học bổng Acecook Việt Nam tại Tp. HCM |
Trong đó, Nguyễn Thị Huyền, sinh viên Khoa Nhật Bản học, ĐH KHXH&NV TPHCM, hai năm liền đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp trường, giải nhất cuộc thi tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, giải 3 bản lĩnh Nhật ngữ của trường Ngoại thương và giải 3 sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường.
Bên cạnh thành tích học tập cực “khủng”, cô gái nhỏ nhắn này còn là thành viên của CLB tình nguyện Lửa Tâm trực thuộc ĐH KHXH&NV - nơi tổ chức các hoạt động xã hội ý nghĩa thường niên như hiến máu nhân đạo, xuân tình nguyện, tiếp sức mùa thi…
![]() |
Nguyễn Thị Huyền – Sinh viên trường ĐH KHXH&NV TP. HCM |
Còn Mai Thị Phương Thanh, sinh viên năm 3 ĐH Bách Khoa Hà Nội, liên tục giữ vững điểm trung bình loại giỏi trong suốt quá trình học tập tại trường, đạt giải 3 trong hội thi sinh viên toàn quốc “Olympic kinh tế lượng và ứng dụng” và từng có cơ hội trở thành trợ lý của điều phối viên dự án cách đây không lâu.
Một đại diện khác cũng xuất thân từ ĐH Bách Khoa Hà Nội, bạn Nguyễn Trọng Bách, sinh viên khoa CNTT đạt được giải ba học sinh giỏi Quốc gia môn toán năm học 2012-2013, giải nhất môn đại số trong kỳ thi “Olympic toán sinh viên” năm 2014 và sau đó nhận được giấy khen dành cho sinh viên xuất sắc của trường trong năm học 2014-2015.
![]() |
Lễ trao học bổng Acecook Việt Nam tại Hà Nội (Phương Thanh áo kẻ thứ 4 từ bên trái, Trọng Bách áo đen ở giữa) |
Trước câu hỏi về dự định cá nhân trong tương lai gần, hầu hết các bạn đều tự đặt ra những cột mốc cùng với những mục tiêu rõ ràng.
“5 năm nữa, em sẽ tốt nghiệp đại học, trở thành kỹ sư giỏi, vừa làm vừa học trau dồi thêm kiến thức, dùng chính sức mình để tạo nên những sản phẩm có giá trị cho xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước. 10 năm nữa, em sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt, xây dựng nhà máy của riêng mình tạo công ăn việc làm cho nhiều người. 15 năm nữa, công ty của em sẽ phát triển mạnh, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng và đất nước”, sinh viên Đoàn Hồng Phước, khoa Kỹ thuật Hóa học ĐH Bách Khoa TP.HCM chia sẻ.
![]() |
Đoàn Hồng Phước – sinh viên ĐH Bách Khoa Tp. HCM (áo xanh từ bên trái) |
Với mong muốn hỗ trợ một phần kinh phí học tập cũng như đồng hành cùng sinh viên Việt Nam chuẩn bị hành trang tốt nhất cho sự nghiệp tương lai của mình, công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã và đang trên con đường hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại hạnh phúc cho người tiêu dùng, người lao động và toàn xã hội theo phương châm “Cook happiness”.
![]() |
Ông Kajiwara Junichi – Tổng giám đốc công ty cổ phần Acecook Việt Nam |
Trước hết, với tư cách một khán giả nhiệt thành của phim truyền hình nói chung và phim Bão ngầm nói riêng, tôi hoan nghênh tinh thần lắng nghe và tiếp thu chân thành của tác giả kịch bản Đào Trung Hiếu.
Tôi cũng hay đọc các bài viết của Tiến sĩ Hiếu về phân tích tâm lý tội phạm trong một số vụ án được dư luận quan tâm và thực lòng tôi rất thích các bài viết này.
Quay lại "Bão ngầm", đây là bộ phim dài hơi của truyền hình Việt Nam, được đông đảo khán giả theo dõi, quan tâm và tất nhiên có nhiều đánh giá trái chiều là điều dễ hiểu.
Trong nội dung chia sẻ của mình, T.S Hiếu cho biết: "Chúng tôi đã đọc và ghi nhận hết những đóng góp mang tính xây dựng..." đó là chia sẻ hết sức nghiêm túc và thẳng thắn.
Tuy nhiên, về cách xưng hô trong lời thoại của các nhân vật trên phim T.S Hiếu vẫn cho rằng: "Thực tế, chúng tôi chỉ gọi nhau là đồng chí khi đi họp hay trong những dịp trang trọng, bình thường chúng tôi xưng hô với nhau rất tự nhiên, gần gũi với đời sống. Tôi mô tả đúng những gì mà chúng tôi trải qua. Tôi viết thoại bám sát hiện thực. Những người quen tô vẽ người lính hoàn mỹ không thích cách xưng hô này cũng là điều dễ hiểu".
Tôi không đồng tình với quan điểm này bởi lẽ, phim hay bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng luôn mang đến cho người thưởng thức những giá trị nhất định về chân, thiện, mỹ.
Đúng là trong quan hệ công việc đôi lúc có những sự thân tình giữa lãnh đạo với cấp dưới. Sự thân tình sẽ mang đến cảm giác ấm áp và xóa nhòa phần nào những mệnh lệnh khô cứng mang tính hình thức giữa người chỉ huy và chiến sĩ của mình, qua đó tăng thêm sự gần gũi, tình cảm và đoàn kết trong đơn vị.
Song người lãnh đạo ngoài những giây phút thân thiện với chiến sĩ họ còn nhân danh quyền lực của Nhà nước để thực hiện vai trò quản lý Nhà nước trong cơ quan, tổ chức đó. Việc thân mật quá nhiều và liên tục như trong lời thoại của phim dễ mang đến cảm giác suồng sã, bỗ bã và một màu.
Đưa cuộc sống thực vào phim là điều nên làm nhưng đưa một cách có chọn lọc, có hàm lượng nhất định sẽ phù hợp với đông đảo khán giả hơn.
Trong chia sẻ của mình T.S Hiếu còn đánh giá "có những ý kiến khá cực đoan, mang tính đấu tố, thổi phồng những hạt sạn trong phim để phủ nhận toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật của bộ phim này, bất chấp những nỗ lực lao động nghệ thuật nghiêm túc của ê kíp sáng tạo và dàn diễn viên. Tôi không buồn vì những ý kiến này vì thấy không đến tầm, hơn nữa còn phản ánh nhân cách, trình độ văn hoá của người nhận xét".
Thưa T.S Hiếu, tôi đồng tình với anh về một số ý kiến bình luận còn mang tính cực đoan, thiếu xây dựng nhưng tôi nghĩ đại đa số những ý kiến của khán giả dành cho phim là mang tính góp ý chân thành với mong muốn nhà làm phim có thêm những góc nhìn khách quan khác để hoàn thiện tác phẩm mà thôi.
Không cứ phim đầu tư công sức và tiền bạc nhiều thì phim sẽ hay. Mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng truyền hình Việt vẫn có những bộ phim đầu tư ít hơn phim "Bão ngầm" nhưng giá trị của phim lại được khán giả yêu thích.
Cùng viết về đề tài người lính và tuổi trẻ, cũng có những gian khổ, ý chí, yêu thương và giận hờn... nhưng phim Yêu hơn cả bầu trời đã làm người xem vô cùng xúc động. Phim hay theo tôi là phải chạm tới trái tim người xem chứ không phải chỉ bỏ ra nhiều công sức, tiền bạc và thời gian.
Tôi thiển nghĩ, nhà làm phim đánh giá còn một số ý kiến khen chê của khán giả "không đến tầm" thì cũng phải nhìn nhận lại "Tầm" của đội ngũ làm phim đã thật sự cao chưa?
Tiến sĩ Hiếu nhận định "Hải Triều là người lính rất giỏi nhưng trong đời sống đời thực lại vô cùng khờ khạo". Tôi không cho là như vậy. Trong lĩnh vực nào tôi không biết nhưng trong nghề cảnh sát hình sự một trinh sát "rất giỏi" khó mà "khờ khạo" được.
Để có thể hóa thân vào vai những tên tội phạm trong thời đại phẳng như ngày nay, người trinh sát đâu chỉ cần bản lĩnh vững vàng, anh ta nhất thiết phải hiểu, thậm chí hiểu sâu trong nhiều lĩnh vực để có thể thiên biến vạn hóa với bất cứ tình huống nào, bất cứ thủ đoạn nào, bất cứ cạm bẫy nào mà thế giới tội phạm đang giăng quanh anh ta...
Dù thế nào tôi vẫn cho rằng Bão ngầmđã có nhiều đột phá trong việc xây dựng hình tượng người chiến sĩ công an. Qua phim khán giả thấy rõ sự vất vả, khắc nghiệt nhưng vô cùng thầm lặng của người lính giữa thời bình. Có những hy sinh, có những mất mát, có những giằng xé vô cùng đau đớn không chỉ giữa lực lượng công an với tội phạm mà còn giữa cả những đồng đội với nhau.
Trên đây là một số ý kiến mang tính trao đổi của cá nhân tôi. Vì là kẻ ngoại đạo nên khó có cái nhìn thấu đáo, mong ê-kíp làm phim và Tiến sĩ Đào Trung Hiếu nhìn nhận và tham khảo khách quan.
Luật sư Nguyễn Anh Dũng
" alt=""/>‘Việc xưng hô thân mật mày